• Siêu Thị Mẹ Và Bé 2Kids

Đang cho con bú có thể mang thai không?

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là biện pháp tránh thai khá hiệu quả. Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn có thể khẳng định bạn không thể mang thai khi đang cho con bú. Thực tế có rất nhiều bà mẹ thụ thai thành công trong giai đoạn này. Tại sao lại vậy? Đang cho con bé có thể mang thai được không? Cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp nhé!

Có thể mang thai khi đang cho con bú không?

Câu trả lời chắc chắn là: Có. Mặc dù việc cho con bú giúp quá trình rụng trứng của bạn chậm lại, nhưng hoàn toàn bạn có thể mang thai trước lần xuất hiện kinh nguyệt trở lại. Sau khi sinh em bé, tác dụng của việc cho con bú sẽ kém hiệu quả hơn. Vậy nên ngay sau khi có thể quan hệ trở lại, mẹ nên sử dụng các biện pháp tránh thai thích hợp để phòng ngừa.

Mang thai khi đang cho con bú có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bạn đang trong giai đoạn cho con bú nhưng đã bị "Nhỡ" thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Việc cho con bú phần lớn không làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Tuy nhiên nếu đứa chủ động lựa chọn mang thai trong giai đoạn này, chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc lại. Các bác sĩ khuyên phụ nữ nên đợi đủ ít nhất 1 năm (lý tưởng nhất là 18 tháng) để có kế hoạch mang thai lại. Thời kỳ này là sự lựa chọn an toàn và lành mạnh nhất để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Ở một số trường hợp đặc biệt, Việc cho con bú cũng sẽ làm ảnh hưởng đến thai kỳ:

  • Bạn có thể bị chuột rút do giải phóng một lượng nhỏ oxytocin (cùng một loại hormone gây ra các cơn co thắt) trong quá trình cho con bú.
  • Các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên hơn, điều này có thể gây ra hiện tượng sinh non.
  • Bạn cần nạp lượng dinh dưỡng nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe của: Người mẹ, em bé đang bú mẹ, thai nhi trong bụng.
Đi bộ giúp hạn chế tình trạng chuột rút khi mang thai
Đi bộ giúp hạn chế tình trạng chuột rút khi mang thai

Các dấu hiệu mang thai khi đang cho con bú

  • Bé mất hứng thú với sữa mẹ: Khi bạn mang thai trong giai đoạn này, nội tiết tố cơ thể đột ngột thay đổi khiến cho mùi vị của sữa thay đổi theo và chất lượng sữa bị ảnh hưởng. Do đó rất nhiều bé có thể bỗng dưng bỏ bú.
  • Lượng sữa bị giảm: Trong hai tháng đầu mang thai, bạn sẽ thấy sữa mẹ giảm đi rõ rệt
  • Đau ngực: Cũng giống như mang thai thân thường, ngực của mẹ tăng kích thước và núm vú sẫm mầu hơn. Thậm chí bầu ngực có thể bị đau nhức và khó chịu
  • Thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng: Quá trình mang thai mẹ đã khá mệt mỏi bởi những thay đổi của cơ thể, bởi những cơn đau chuột rút, đau lưng...Tuy nhiên, giờ đây mẹ phải thực hiện một lúc 3 việc: Phục hồi sức khỏe sau sinh; Chăm sóc em bé mới sinh; Nạp nhiều dưỡng chất để cung cấp đủ cho 2 bé
  • Đói nhanh hơn: Cảm giác này sẽ tăng dần lên tỷ lệ thuận với tuần tuổi của thai nhi
  • Ốm nghén: Buồn nôn, đau đầu, khó chiu...là những triệu chứng thường gặp trong thời kỳ này.
  • Chuột rút: Quá trình mang thai bình thường mẹ sẽ gặp hiện tượng này ở tam cá nguyệt thứ 3, tuy nhiên mang thai khi đang cho con bú hiện tượng này có thể sẽ sớm hơn.

Phương pháp tránh thai khi đang cho con bú

Ngay sau khi có thể quan hệ trở lại (mặc dù chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt), chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sử dụng các biện pháp tránh thai phú hợp. 2Kids gợi ý cho mẹ một số phương pháp sau:

  • Cấy que tránh thai: Bác sĩ sẽ cấy qua tránh thai nhỏ chứa hormone progesterone vào dưới da tay để ngăn cản quá trình thụ thai
  • Sử dụng bao cao su: Bao cao su luôn là biện pháp được nhiều người sử dụng nhiều nhất. Nó không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe của mẹ và bé
  • Đặt vòng tránh thai: Đưa dụng cụ tránh thai vào tử cung để tạo sự thay đổi hóa học bất lợi cho trứng và tinh trùng gặp nhau.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, mong rằng nó sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình này.