• Siêu Thị Mẹ Và Bé 2Kids

Các Dấu Hiệu Mang Thai Mẹ Bầu Cần Biết

Sử dụng que thử thai hay đến gặp bác sĩ để kiểm tra khi bạn trễ kinh khoảng 10 ngày là việc xác định mang thai chính xác nhất. Tuy nhiên ngay từ khi em bé hình thành trong cơ thể mẹ, người mẹ đã có những dấu hiệu mang thai khá rõ rệt. Các dấu hiệu mang thai mẹ bầu cần biết là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bằng bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu mang thai xuất hiện khi nào?

Các dấu hiệu mang thai có thể xuất hiện rất sớm, ngay cả khi bạn chưa bị trễ kinh. Bạn đôi khi đã cảm thấy nhạy cảm với mùi, cảm giác căng ngực...ngay sau khi thụ thai vài ngày. Ngoài ra, có những trường hợp xuất hiện máu báo chỉ sau khoảng một tuần khi tinh trùng gặp trứng... Dấu hiệu mang thai ở mỗi người là khác nhau, các triệu chứng cũng tùy thuộc vào cơ thể mỗi mẹ. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng, ngay từ khi em bé bắt đầu hình thành, người mẹ đã có những thay đổi cơ thể nhật định.

Không phải ai khi mang thai cũng có những dấu hiệu sớm, điều đó là hoàn toàn bình thường. Có người đến sớm, nhưng có người đến sau vài tuần...Nếu bạn bị trễ kinh và cảm thấy mệt mỏi, ốm nghén, ngực thâm hơn...bạn thay sử dụng que thử thai tại nhà - và sau đó đến gặp bác sĩ xét nghiệm, siêu âm để xác nhận mình đã mang thai.

2. Các dấu hiệu mang thai sớm trước khi trễ kinh

Như đã nói ở trên, các biện pháp xét nghiệm từ bác sĩ là câu trả lời chắc chắn nhất cho quá trình mang thai của mẹ. Nhưng những triệu chứng mang thai sớm có thể là dấu hiệu mà bạn đang mong đợi. Hãy nhớ rằng các dấu hiệu sớm này không có nghĩa là bạn đang mang thai. Hoặc bạn cũng có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào mà vẫn có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.

2.1 Tăng thân nhiệt cơ bản

Nếu bạn có thói quen sử dụng nhiệt kế để kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng nhiệt độ cơ thể tăng lên khoảng 1 độ sau khi bạn thụ thai. Mức tăng này có khả năng sẽ duy trì trong suốt thai kỳ của bạn. Mặc dù nhiệt độ cơ thể của bạn tăng vì một lý do khác, nhưng nó rất có thể sẽ đem lại một niềm vui lớn, một điều bất ngờ sắp tới.

2.2 Nhạy cảm với khứu giác

Khứu giác thay đổi là một triệu chứng sớm của thai kỳ khiến ẩm thực có mùi nhẹ trước đây trở nên nồng nặc và không hấp dẫn với bạn. Theo khảo sát từ các mẹ bầu, nhạy cảm với khứu giác là một trong những triệu chứng đầu tiên của thai kỳ.

Buồn nôn, khứu giác nhạy cảm là dấu hiệu thường thấy của thai kỳ
Buồn nôn, khứu giác nhạy cảm là dấu hiệu thường thấy của thai kỳ

2.3 Ngực của bạn thay đổi mỗi ngày

Ngực căng, sưng và quầng thâm sẫm màu, gồ ghề là một trong những thay đổi ở vú mà bạn dễ dàng gặp phải và có thể nhìn thấy sự thay đổi ấy bằng mắt thường. Các hormone estrogen và progesterone là nguyên nhân gây ra triệu chứng mang thai sớm này. Tuy nhiên, căng tức ngực có thể tăng dần lên vì đó là một phần trong quá trình cơ thể bạn chuẩn bị cho quá trình tạo sữa.

Quầng vú của bạn (vòng tròn xung quanh núm vú) có thể sẫm màu hơn, hoặc kích thước vú tăng dần lên. Bạn cũng có thể sẽ bắt đầu nhận thấy những nốt sần nhỏ đang phát triển về kích thước và số lượng trên quầng vú của mình. Những nốt sần này vẫn luôn ở đó, nhưng bây giờ chúng đang chuẩn bị tiết ra nhiều dầu hơn để bôi trơn núm vú của bạn khi em bé bắt đầu bú mẹ.

2.4 Mệt mỏi

Cơ thể của mẹ dần dần phải làm quen với việc mang trong mình em bé và em bé ấy sẽ lớn lên bằng dinh dưỡng của người mẹ. Mang thai sẽ khiến mẹ gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề sinh hoạt. Các bộ phận cơ thể mẹ cũng sẽ thay đổi theo đề phù hợp với việc mang thai này, do đó mệt mỏi là điều khó tránh khỏi.

Khi bạn mang thai, một lượng lớn năng lượng sẽ đi vào việc xây dựng nhau thai, hệ thống hỗ trợ sự sống cho em bé của bạn. Tất cả những điều đó có thể khiến bạn nhận thấy thai kỳ mệt mỏi ngay sau khi bạn thụ thai. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng, tất cả những mệt mỏi ấy sẽ tan biến cùng tình yêu thương lớn dần lên của hai mẹ con.

Cơ thể mệt mỏi sẽ trở thành triệu chứng khá thường xuyên trong thai kỳ của mẹ
Cơ thể mệt mỏi sẽ trở thành triệu chứng khá thường xuyên trong thai kỳ của mẹ

2.5 Xuất hiện máu báo

Máu báo khi mang thai là dấu hiệu xuất hiện ở rất nhiều mẹ bầu. Máu báo có thể xuất hiện khi bạn thụ thai được 6 đến 12 ngày. Chảy máu nhẹ hoặc ra máu trước kỳ kinh đôi khi là một triệu chứng mang thai sớm báo hiệu phôi thai đã tự làm tổ vào thành tử cung, có thể kèm theo chuột rút giống như kinh nguyệt. Tuy nhiên như đã nói ở trên, không phải tất cả các mẹ bầu đều gặp dấu hiệu này.

Cách nhận biết máu báo xuất hiện: Máu báo thường có màu hồng vừa hoặc nâu nhạt - hiếm khi có màu đỏ như chu kỳ kinh nguyệt. Nó cũng ra ít và nhạt hơn nhiều so với kỳ kinh của bạn, không liên tục và biến mất nhanh chóng.

2.6 Thay đổi chất nhầy cổ tử cung

Khi quá trình mang thai của bạn trở nên rõ ràng hơn, bạn cũng sẽ nhận thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn, được gọi là hiện tượng xuất huyết. Dịch loãng, màu trắng sữa này là bình thường và lành mạnh, nhưng hãy nói với bác sĩ nếu nó xuất hiện vón cục hoặc đặc.

2.7 Đi tiểu thường xuyên hơn

Hai đến ba tuần sau khi thụ thai, bạn có thể nhận thấy nhu cầu đi tiểu tăng lên. Cảm giác này là do hormone thai kỳ HCG, làm tăng lưu lượng máu đến thận, giúp chúng loại bỏ chất thải trong cơ thể bạn (và cuối cùng là cơ thể em bé) hiệu quả hơn. Tử cung ngày càng lớn của bạn cũng bắt đầu gây một số áp lực lên bàng quang, khiến bạn có ít không gian lưu trữ nước tiểu hơn và khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên hơn.

2.8 Tâm trạng lâng lâng

Những thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai kỳ hay những thay đổi tâm trạng mà bạn có thể gặp phải khi mong đợi em bé. Ngay từ khi mang thai được 4 tuần, bạn có thể cảm thấy tâm trạng ủ rũ xuất hiện. Điều này có thể xuất hiện xuyên suốt quá trình của thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy lo lắng một phút và lo lắng hoặc xuống tinh thần vào thời điểm bất kỳ nào đó trong ngày.

Cuộc sống của bạn sắp có những thay đổi lớn, vì vậy tâm trạng của bạn trở nên buồn tẻ là điều hoàn toàn bình thường. Hãy nghĩ rằng chỉ một thời ngắn nữa thôi, bạn và gia đình sẽ đón chào một thiên thần nhỏ đáng yêu để bỏ qua tâm trạng lâng lâng này nhé. Hãy làm những gì bạn có thể để cho bản thân nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc và nuông chiều bản thân.

2.9 Ợ chua và khó tiêu

Đối với nhiều phụ nữ, ợ chua trong quá trình mang thai là một triệu chứng khó chịu. Nó có thể xuất hiện vào khoảng tháng thứ 2 của thai kỳ. Nguyên nhân là do các hormone progesterone và relaxin, làm giãn các mô cơ trơn khắp cơ thể, dẫn đến thức ăn di chuyển chậm hơn qua đường tiêu hóa (GI) của bạn.

Nhai kẹo cao su có thể là một biện pháp hữu hiệu giúp mẹ trải qua triệu chứng này dễ dàng và thoải mái hơn.

2.10 Ốm nghén hoặc buồn nôn

Buồn nôn có thể ập đến với bạn bất cứ lúc nào trong ngày - và nó thường bắt đầu khi bạn mang thai được khoảng 6 - 9 tuần. Mặc dù nó có thể thay đổi và xuất hiện sớm hơn, tuy nhiên hiện tượng này sẽ dần mất đi trong thời gian ngắn tới đây thôi.

Các hormone, chủ yếu là tăng nồng độ progesterone (mặc dù estrogen và hCG cũng có thể có tác dụng nhất định), có thể khiến dạ dày trống rỗng chậm hơn, dẫn đến triệu chứng mang thai sớm giống như say sóng.

2.11 Một số dấu hiệu khác

Dư thừa nước bọt: Đây là cách cơ thể bảo vệ miệng, răng và cổ họng của mẹ khỏi tác động ăn mòn của axit dạ dày trong quá trình mang thai. Triệu chứng này có thể xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc muộn hơn tùy thuộc vào mỗi người

Không thích thức ăn: Chiếc mũi quá nhạy cảm của bạn có thể là nguyên nhân dẫn đến một dấu hiệu sớm này của thai kỳ. Chán ăn bất kỳ loại thức ăn nào kể cả trước đó khá thân thuộc với mình là dấu hiệu thường thấy. Tuy nhiên để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, mẹ cần tìm cách chia nhỏ bữa ăn hoặc nạp dưỡng chất bằng nhiều cách khác nhau.

Kích thước bụng lớn dần lên: Bạn gặp khó khăn khi cài cúc quần jean? Đây là một triệu chứng mang thai sớm mà nhiều phụ nữ cảm thấy ngay sau khi thụ thai.

Trên đây là các dấu hiệu mang thai mẹ bầu cần biết sau khi thụ thai và cơ thể mẹ có chút thay đổi. Chúng tôi vẫn muốn bạn nhớ rằng, đây chỉ là những thông tin tham khảo và bạn chỉ có thể chắc chắn mình mang thai khi có được kết quả siêu âm hoặc xét nghiệm từ bác sĩ.